Lựa chọn danh mục
Băng thông là gì và những ảnh hưởng đến website
04/01/20233,035
Bạn không biết băng thông là gì? Bạn cần tìm hiểu đơn vị và các phương pháp đo băng thông hiệu quả? Bạn muốn biết sự ảnh hưởng của băng thông đến website? Vậy thì hãy đến ngay với bài viết dưới đây của BizMaC nhé!
Khái niệm về Băng thông
Băng thông trong tiếng anh còn được gọi là Bandwidth. Băng thông được sử dụng để truyền tải các dữ liệu có sẵn trong 1 giây. Ngoài ra, băng thông cũng có thể được hiểu là tốc độ truyền của dữ liệu trong một đường truyền.
Đối với website, băng thông được dùng để mô tả số lượng dữ liệu tối đa mà người dùng có thể upload và download giữa website với máy tính trong 1 đơn vị thời gian. Đây chính là số dung lượng tối đa được phép truyền tải dữ liệu mỗi tháng trên website.
Các dạng Bandwidth phổ biến hiện nay
Theo dung lượng sử dụng
Dựa vào dung lượng sử dụng, chúng ta có thể chia băng thông thành các loại sau:
- Băng thông được cam kết: Người dùng sẽ được cung cấp một dung lượng băng thông cố định để có thể kết nối mạng. Khi lượng băng thông này được sử dụng hết, người dùng sẽ phải trả thêm tiền nếu muốn tiếp tục dùng.
- Băng thông được chia sẻ: Đối với loại băng thông được chia sẻ, bạn có thể dùng chúng cho nhiều máy chủ khác nhau để tránh tình trạng sever bị đứng.
- Băng thông riêng: Khi sử dụng băng thông riêng, bạn phải trả phí cho phần dung lượng đã dùng và không cần phải chia sẻ chúng.
Theo phạm vi sử dụng
Dựa vào phạm vi sử dụng, băng thông được chia làm hai loại:
- Băng thông trong nước: Chức năng chính của băng thông trong nước được dùng để tương tác, trao đổi giữa các máy chủ trong cùng một nước. Những loại băng thông trong nước sẽ thích hợp để bạn có thể sử dụng vào mạng nội bộ.
- Băng thông quốc tế: Băng thông quốc tế được dùng trong việc trao đổi thông tin giữa các máy chủ đa quốc gia. Nếu cáp quốc tế xảy ra vấn đề như bị đứt thì việc truy cập vào website quốc tế sẽ bị gián đoạn hoặc tải trang với tốc độ chậm hơn bình thường
Tìm hiểu về các đơn vị đo Băng thông
Lúc đầu, băng thông sử dụng đơn vị đo lường là bit/giây. Tuy nhiên, không gian mạng hiện nay lại có dung lượng băng thông lớn hơn so với đơn vị đã được sử dụng. Do đó, băng thông đã được thay đổi sang đơn vị megabit/giây, gigabit/giây, terabit/giây. Cụ thể:
- Kilobit = 1.000 bits.
- Megabit = 1,000 kilo = 1.000.000 bits.
- Gigabit = 1.000 mega = 1.000.000.000 bits.
- Terabit = 1.000 giga = 1.000.000.000.000 bits.
Ngoài ra, băng thông còn được đo bằng các đơn vị khác như: Petabit, Exabit, Zettabit và Yottabit. Càng về sau, các đơn vị sẽ có dung lượng gấp 10 lần đơn vị ở phía trước liền kề.
Cách tính băng thông của website
Để tính được băng thông của website, bạn có thể áp dụng công thức sau:
Băng thông website = Kích thước trung bình của trang x Lượng khách truy cập trung bình hàng tháng x Số lần truy cập trung bình của mỗi khách hàng
Ví dụ: Dung lượng trung bình của website cho một trang là 1Mb. Lượt truy cập trung bình của website trong 1 ngày là khoảng 100. Trung bình mỗi lượt truy cập là 5 trang. Công thức tính sẽ là:
- 1 ngày = 1Mb x 100 x 5 = 500Mb
- 1 tháng = 500 Mb x 30 = 15.000Mb (15Gb).
Những ảnh hưởng của Bandwidth đến website
Thông thường, giới hạn của băng thông càng cao thì mức dữ liệu cho phép truyền tải sẽ càng lớn. Trong trường hợp băng thông bị hết, yêu cầu truy cập website của người dùng sẽ bị từ chối.
Chính vì vậy, không chỉ cần một website chuyên nghiệp mà bạn còn cần phải chuẩn bị một gói hosting chất lượng với băng thông rộng. Yếu tố này sẽ giúp người dùng đảm bảo đường truyền dữ liệu không bị ngắt quãng, đặc biệt là trong những giờ cao điểm.
Băng thông càng lớn thì các tác vụ, xử lí yêu cầu của khách hàng sẽ được thực hiện càng nhanh. Đồng thời nó cũng cho phép lượng lớn người dùng truy cập vào trang Web của bạn trong cùng một thời điểm mà không gặp phải bất kỳ vấn đề gì.
Trên đây là bài viết về băng thông là gì, một số dạng băng thông trên máy tính, đơn vị, phương pháp và cách đo băng thông. Bên cạnh đó, bài viết cũng đem đến cho bạn những kiến thức về giới hạn băng thông và ảnh hưởng của băng thông đến website.
Mong rằng những thông tin trên sẽ góp phần giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về băng thông. Chúc bạn có một ngày làm việc thật vui vẻ.
Bài viết khác
- Cloud Hosting và Cloud Server - Giải pháp nào phù hợp cho doanh nghiệp của bạn?
- Linux Hosting và Windows Hosting - Đâu là lựa chọn tốt nhất cho Website?
- Top 5 đơn vị cung cấp chứng chỉ SSL giá rẻ và uy tín tại Việt Nam
- Top 5 công cụ hiệu quả để kiểm tra bảo mật website
- 3 điều cần lưu ý khi sử dụng nhiều tên miền cho một website