Thiết Kế Website

Thiết kế website tại BizMaC, chúng tôi cam kếtmang đến cho Quý khách sự an tâm tuyệt đốivà hài lòng cao nhất

Thiết Kế Website
Tên Miền & SSL

Đăng ký tên miền ngay từ bây giờ để bảo vệ thương hiệu của bạn. Tên miền kích hoạt ngay an toàn và bảo mật

Tên Miền & SSL
Hosting

Cloud Hosting chất lượng cao.
Nơi lý tưởng cho website của bạn, nhanh, ổn định, nhiều sự lựa chọn

Hosting
Email

Hệ thống Email Server chuyên nghiệp, dung lượng lớn, tốc độ cao giúp doanh nghiệp an tâm giao dịch với khách hàng

Email
VPS Cloud

VPS Cloud với quyền truy cập root, bộ lưu trữ SSD/NVMe, Plesk License và có thể mở rộng với mọi phiên bản

VPS Cloud
Servers

Máy chủ riêng (Dedicated Servers), thanh toán theo tháng.
Data Center Tier 3 - Viettel, VDC
Network 1Gbps - Bandwith Unlimited

Servers

Những lợi ích khi sở hữu tên miền phụ (Subdomain)

25/03/20222,617
Subdomain là tên miền phụ rất dễ tạo lập chỉ cần dựa trên tên miền chính. Tìm hiểu những lợi ích khi tạo tên miền phụ cho website của bạn nhé!

Subdomain là một trong những khái niệm cơ bản cần nắm vững đối với bất kỳ quản trị viên website nào. Trong bài viết này, hãy cùng BizMaC tìm hiểu Subdomain là gì và những lợi ích khi sở hữu chúng.

Tên miền phụ là gì?

Tên miền phụ (Subdomain) là phần mở rộng được tách từ tên miền chính. Nó hoạt động độc lập như một website bình thường.

Để dễ hiểu, giả sử website công ty bạn là mybusiness.com, nếu bạn muốn có thêm một website chuyên chia sẻ kiến thức, bạn có thể tạo một subdomain là kienthuc.mybusiness.com.

Lưu ý: Bạn đang sử dụng subdomain, không phải là module vì địa chỉ (url) của module sẽ là mybusiness.com/kien-thuc.

Lợi ích của việc sử dụng Subdomain chính là tiết kiệm chi phí, bạn không cần phải mua thêm tên miền mới mà chỉ sử dụng thêm tên miền phụ để tạo ra website độc lập. 

Ngoài ra, bạn cũng hạn chế được nhiều rắc rối khác, đặc biệt là vấn đề bảo mật. Lấy ví dụ như trong trường hợp trên, nếu website với subdomain (kienthuc.mybusiness.com) bị tấn công, thì website chính (mybusiness.com) vẫn không bị ảnh hưởng.

Cấu tạo của tên miền phụ

Cấu tạo của tên miền phụ

Subdomain có cấu trúc vô cùng đơn giản, đó là “tên miền phụ” + dấu chấm + “tên miền chính”.

Để đặt tên cho subdomain, bạn cần dựa vào domain. 

Tham khảo Dịch vụ Tên miền trọn gói tại BizMaC

Sự tiện ích của Subdomain

Tên miền phụ mang lại rất nhiều lợi ích như:

1. Tạo website riêng cho nhóm đối tượng nhất định

Bạn vừa không mất phí mà còn tạo được web riêng chỉ từ tên miền chính. Ngoài ra, bạn cũng không cần mua hay thuê tên miền mới mà trang web được tạo từ Subdomain có thể hoạt động độc lập giống như trang web chính.

Đối với các nhóm khách hàng riêng, những doanh nghiệp thường hay áp dụng dạng tên miền này. Đơn giản là khi bạn kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau, khách hàng có thể sẽ không xem hết được. 

Ví dụ về trang web bán quần áo và giày dép, hai loại mặt hàng không chỉ nhiều sản phẩm mà còn thuộc về nhiều nhãn hàng khác nhau. Để khách hàng có thể xem hết từng loại mặt hàng, bạn nên tách ra website về quần áo và website về giày dép giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm dễ dàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể phân loại từng nhãn hàng trong mỗi website để chi tiết hóa loại mặt hàng đến khách hàng.

2. Tách một chuyên mục sang một website riêng

Ngoài giải pháp để chuyên mục sang từng module khác thì việc sử dụng web mới với tên miền phụ vẫn tiện lợi hơn nhiều. Đặc biệt với những doanh nghiệp quy mô lớn, kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau, việc tách các website với subdomain riêng biệt sẽ có lợi cho việc phát triển hơn nhiều.

Bạn kinh doanh các mặt hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như nước hoa, sách, đồng hồ, đồ nội thất, điện thoại,… Tuy nhiên, việc phân chia từng lĩnh vực cho mỗi module trong cùng 1 website là điều rất khó khăn. 

Giải pháp cho bạn chính là sử dụng nhiều trang web với Subdomain. Việc quản lý nhiều web theo nhiều lĩnh vực sẽ dễ dàng hơn việc quản lý 1 web chứa nhiều modules.

3. Tạo website riêng cho giao diện mobile

Tuy sử dụng Subdomain cho web trên giao diện mobile không còn phổ biến như trước nhưng đây từng là giải pháp cho các website chưa chuẩn di động. Khi bạn truy cập vào trang web trên giao diện mobile, bố cục website sẽ được bố trí phù hợp với kích thước thiết bị.

Nếu bạn truy cập vào website bằng máy tính thì đường dẫn sẽ hiện là mybusiness.com, còn đối với thiết bị di động thì khi truy cập sẽ hiện đường dẫn là m.mybusiness.com.

Bài viết khác
We’re here 24 / 7