Lựa chọn danh mục
Sự khác biệt giữa Shared Hosting và Cloud Hosting
13/07/20221,777
Một trong những dịch vụ lưu trữ website phổ biến hiện nay đó là Cloud Hosting và Shared Hosting. Trong đó, mỗi loại hình lưu trữ sẽ sở hữu những điểm mạnh mạnh và điểm yếu riêng. Cùng BizMaC tìm hiểu thêm những điểm khác biệt giữa 2 loại hình này để chọn cho website doanh nghiệp mình một dịch vụ phù hợp.
Shared Hosting là gì?
Shared Hosting là gói dịch vụ lưu trữ website chuyên nghiệp với nhiều trang web nằm trong một web server được kết nối internet. Shared Hosting có máy chủ đặt tại Việt Nam, tài nguyên trong máy chủ được nhà cung cấp chia nhỏ để phục vụ người dùng. Khi so sánh Cloud Hosting và Shared Hosting, người ta nhận thấy công nghệ này sở hữu rất nhiều ưu điểm và phù hợp cho các website không quá nặng.
Cụ thể, Shared Hosting có giao diện thân thiện với người dùng. Mỗi website trên một tài khoản sẽ có bảng điều khiển riêng với các công cụ chuyên dụng cho việc quản trị nội dung và giao diện. Đồng thời, Shared Hosting cũng cho phép việc quản lý nhiều trang web trên cùng một khoản Hosting, hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ lập trình, sao lưu và khôi phục dữ liệu thường xuyên.
Cloud Hosting là gì?
Cloud Hosting là dịch vụ lưu trữ dữ liệu website ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trên máy chủ Linux và Windows. Đây là quá trình tiếp nhận tài nguyên máy tính từ cloud computing (nhà cung cấp công nghệ điện toán đám mây) đến mạng lưới, host data… Điểm cộng lớn nhất của Cloud Hosting là tính ổn định, an toàn và bảo mật. Đồng thời, công nghệ này còn có khả năng mở rộng linh hoạt, tốc độ truy cập trang web nhanh
Tham khảo Dịch vụ Cloud Server Hosting chuyên nghiệp tại BizMaC
Những điểm khác nhau giữa Shared Hosting và Cloud Hosting
Là những gói dịch vụ lưu trữ phổ biến nhất hiện nay, Shared Hosting và Cloud Hosting vẫn thường được so sánh với nhau.
So sánh về lợi ích
Hiệu suất hoạt động
Cloud Hosting mang đến cho người dùng một nền tảng lưu trữ tốc độ cao, có thể tùy chỉnh và tự động mở rộng. Điều này đảm bảo cho website vận hành ổn định, kể cả khi lưu lượng truy cập cao.
Trong khi đó, Shared Hosting gặp hạn chế khi máy chủ web phải cố gắng cung ứng đủ nguồn lực cho một số lượng khách hàng lớn. Sự cố thường gặp nhất của Shared Hosting là máy chủ mất điện liên tục hoặc ngừng hoạt động.
Khả năng bảo mật
Cloud Hosting được đánh giá cao về khả năng bảo mật, kiểm soát truy cập và toàn vẹn dữ liệu bằng cách kết hợp nhiều toán được mã hóa để bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư. Cloud Hosting cung cấp quyền kiểm soát tuyệt đối cho người dùng nhờ máy chủ chuyên dụng. Khi có sự cố liên quan đến phần cứng, website sẽ nhanh chóng được di chuyển đến một máy chủ khác ổn định hơn.
Mức giá
Nhờ chia sẻ không gian máy chủ và tài nguyên mà Shared Hosting có giá thành tốt hơn cho các website được lưu trữ. Đồng thời, dịch vụ này cũng cho phép người dùng thanh toán theo tháng, giới hạn từ 1 – 3 năm và tránh được rủi ro lạm dụng tài nguyên.
Trong khi đó, Cloud Hosting tính phí dựa trên các dịch vụ lưu trữ đám mây mà người dùng sử dụng. Nếu cân đối được cơ sở hạ tầng và theo dõi lượng tài nguyên thì người dùng vẫn có mức giá khá tốt.
Tốc độ
Tốc độ là tiêu chí không thể bỏ qua khi so sánh Cloud Hosting và Shared Hosting. Với Shared Hosting, máy chủ cung cấp lưu trữ chia sẻ luôn ở trong trạng thái công suất tối đa, không dư thừa. Như vậy, khi một website có lưu lượng truy cập tăng đột ngột thì tốc độ của những trang web khác sẽ bị ảnh hưởng. Ngược lại, Cloud Hosting có sẵn tài nguyên, đảm bảo cho các website luôn chạy ở tốc độ tốt nhất.
So sánh về tính năng
Các tính năng hỗ trợ
Tính năng hỗ trợ là tiêu chí tiếp theo được dùng để so sánh Cloud Hosting và Shared Hosting. Ở mặt này, Cloud Hosting chiếm ưu thế hơn khi được nhà cung cấp hỗ trợ nhiều tính năng phụ trợ như: công cụ lưu trữ, băng thông, phân tích hành vi người dùng, cơ sở dữ liệu…
Trong khi đó, Shared Hosting bị giới hạn hơn về tính năng. Nếu sử dụng quá nhiều tài nguyên máy chủ gây ảnh hưởng đến mạng lưới chung, người dùng có thể bị chặn tạm thời.
Thời gian hoạt động
Trên lý thuyết, Shared Hosting đảm bảo đến 99,99% thời gian hoạt động. Tuy nhiên, thực tế cho thấy điều này là bất khả thi, bởi các trang web trên máy chủ có thể ngừng hoạt động khi lưu lượng truy cập tăng cao bất thường.
Ngược lại, Cloud Hosting có thời gian hoạt động hoàn hảo hơn nhờ sử dụng tài nguyên ảo của máy chủ chuyên dụng. Khi có sự cố trên một máy chủ, các trang web sẽ lập tức chuyển sang một máy chủ đang hoạt động khác.
Nên chọn Cloud Hosting hay Shared Hosting?
Việc lựa chọn Cloud Hosting hay Shared Hosting để sử dụng sẽ dựa trên nhu cầu thực tế của người dùng. Các tiêu chí cần quan tâm gồm có:
- Nguồn ngân sách dùng cho dịch vụ lưu trữ.
- Loại hình dữ liệu cần xử lý.
- Lưu lượng truy cập và quy mô phát triển.
- Kinh nghiệm vận hành của đội ngũ nhân viên.
- Khả năng bảo mật cho Hosting.
Sau khi so sánh Cloud Hosting và Shared Hosting, nhiều người dùng nhận định Shared Hosting có lợi thế hơn Cloud Hosting về mức giá. Dịch vụ này thích hợp cho những doanh nghiệp có ngân sách hạn chế hoặc doanh nghiệp quy mô nhỏ. Shared Hosting cung cấp các tính năng cơ bản, đủ cho những người mới bắt đầu.
Ở chiều ngược lại, Cloud Hosting chiếm ưu thế hơn về hiệu suất, tốc độ, thời gian hoạt động và khả năng bảo mật. Với nhiều tính năng vượt trội, đây là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp lớn hay những website có lưu lượng truy cập cao. Ngoài ra, gói Premium Cloud Hosting còn phù hợp cho các đơn vị, tổ chức đang có nhu cầu mở rộng máy chủ.
Cả Cloud Hosting và Shared Hosting đều là những giải pháp lưu trữ dữ liệu tối ưu với các tính năng ưu việt. Hy vọng bài viết so sánh Cloud Hosting và Shared Hosting trên của BizMaC sẽ giúp bạn lựa chọn được loại hình dịch vụ phù hợp.
Bài viết khác