Lựa chọn danh mục
Các bước đơn giản để kiểm tra website chuẩn SEO chưa? (Phần 2)
21/10/20211,956
Làm thế nào để kiểm tra website của bạn đã chuẩn SEO chưa?
Thiết kế website chuẩn SEO giúp việc hoàn thiện, đưa vào sử dụng mang tới giá trị, lợi ích thiết thực nhất. Tuy nhiên, không phải trang web nào khi đưa vào sử dụng cũng đảm bảo chuẩn SEO như chúng ta yêu cầu. Tham khảo những thông tin hữu ích, kiến thức cần thiết để tiến hành các bước đơn giản kiểm tra website chuẩn SEO hay chưa được thực hiện tốt, toàn diện và hiệu quả cao theo yêu cầu.
Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về những bước kiểm tra website chuẩn SEO. Ngoài ra bạn có thể đọc thêm về bài viết về các bước đơn giản để kiểm tra website chuẩn SEO chưa? (Phần 1) tại đây.
Các bước kiểm tra website chuẩn SEO hay chưa?
Website chỉnh sửa được thuộc tính hình ảnh
Hình ảnh được sử dụng để up lên website cũng là vấn đề cần đảm bảo thực hiện tốt, đúng cách bởi nó là bước quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả SEO. Chú trọng SEO hình ảnh để việc tối ưu website được thực hiện tốt. Lúc đó việc tiếp tục tối ưu khi đã up lên web cũng được thực hiện, đảm bảo hình ảnh và nội dung trở nên phù hợp hơn với website mà chúng ta hoàn thiện, đưa vào sử dụng.
Để đảm bảo được yếu tố này yêu cầu bắt buộc trang web phải cho phép chúng ta thực hiện chỉnh sửa thuộc tính của hình ảnh. Đối với việc hình ảnh khi tải lên việc chỉnh sửa không thể thực hiện được sẽ rất khó khăn, bất tiện trong việc SEO web lên top Google. Khi mà các thuộc tính như văn bản thay thế – alt cần có chứa từ khóa mới giúp Google hiểu được hình ảnh mang tới thông tin gì. Có đầy đủ từ khóa trong alt của hình ảnh là vô cùng quan trọng bởi nó giúp hình ảnh hỗ trợ cho SEO hiệu quả, Google có thể nhận biết và xác định được giá trị, ý nghĩa của hình ảnh đó tốt hơn.
Bên cạnh đó,các thuộc tính như mô tả, căn chỉnh lề, hay chú thích, kích thước ảnh,… cũng cần được điều chỉnh một cách thích hợp. Nó đảm bảo giúp hình ảnh dễ nhìn, rõ ràng hơn. Từ đó việc nâng cao trải nghiệm cho người dùng mới được đảm bảo tốt. Điều này gây ra những ảnh hưởng gián tiếp tới chính kết quả Sitemap – sơ đồ trang web là một tệp tin quan trọng, được đánh giá cao giúp website chuẩn SEO. Nó giúp chúng ta được chỉ đường tốt trên Google bot tìm kiếm, cũng giúp index bài viết được thực hiện tốt trên trang web đang hoạt động. Yếu tố này có tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới kết quả SEO của website khi đưa vào sử dụng.
Việc kiểm tra xem website đang hoạt động có thể tạo sitemap hay không chúng ta tiến hành thông qua vào thao tác đơn giản là:
- Tiến hành sử dụng plugin Yoast SEO.
- Thực hiện tạo trực tuyến trên web-site-map.com hoặc xml-sitemaps.com, sau đó chỉ cần tiến hành tải file .xml và thực hiện up lên hosting.
Khi đã tạo được sitemap cho website lúc này chỉ cần vào Google Search Console để gửi yêu cầu tới Google là mọi công đoạn được hoàn thành.
Website có khả năng thân thiện thiết bị di động
Một website thân thiện với thiết bị di động là một yếu tố để đánh giá về độ chuẩn SEO của trang web đó. Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhiều lý do khác nhau.
Bên cạnh yêu cầu về cấu hình của web để Google tiến hành ghé thăm, hay thu thập dữ liệu được thực hiện thuận lợi thì yêu cầu cao hơn của web chuẩn SEO chính là việc dễ sử dụng, đảm bảo mang tới cho mỗi người dùng trải nghiệm tốt nhất.
Một website khi truy cập và sử dụng khó khăn trên thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng,… vô tình khiến người dùng không có được trải nghiệm tốt, không cảm thấy thoải mái. Vì vậy, website hiển nhiên không được đánh giá cao khi đưa vào sử dụng.
Đối với website có thân thiện với thiết bị di động hay không việc kiểm tra vô cùng đơn giản và dễ dàng. Chúng ta chỉ cần vào đường link https://search.google.com/search-console/mobile-friendly, nhập website và tiến hành kiểm tra là có được kết quả trong vài phút. Kết qủa được đưa ra trực quan và bạn sẽ nhanh chóng xác định được trang web của mình có thân thiện với thiết bị di động hay không.
Đối với web chưa tối ưu với thiết bị di động thông thường Google sẽ đưa ra lỗi cụ thể, ví dụ lỗi 502 bad gateway là do server của bạn đang có vấn đề. Tùy thuộc vào lỗi thực tế mà website của bạn gặp phải chúng ta có thể đưa ra phương án khắc phục sao cho thích hợp, hợp lý nhất.
Tốc độ tải trang tốt
Một website có tốc độ tải trang chậm chạp hiển nhiên không bao giờ được đánh giá cao. Trong khi tốc độ tải trạng là tiêu chí đánh giá mức độ chuẩn SEO của trang web thì chú ý cải thiện, duy trì được tốc độ hoạt động ấn tượng cho website là điều cần được chú ý. Với hoạt động chậm của website thì việc không được đánh giá cao, người dùng quay lưng là điều mà chúng ta buộc phải đối mặt.
Thực hiện kiểm tra tốc độ tải trang của một website cụ thể, từ đó đưa ra nhận định và đánh giá hợp lý khá đơn giản. Công cụ được chính Goolge cung cấp mà chúng ta dễ dàng thực hiện với vài bước đơn giản:
- Truy cập vào https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/.
- Nhập website của bạn vào ô và nhấn vào mục ANALYZE để tiến hành kiểm tra được tốc độ tải trang của website trên máy bàn lẫn thiết bị di động.
- Tùy thuộc vào kết quả mà bạn nhận được thì trang web được đánh giá ở mức độ khác nhau:
0 – 49 hiển thị tốc độ tải trang khá chậm, cần được thực hiện tối ưu càng sớm càng tốt.
50 – 89 là tốc độ tải trang trung bình, cần xác định các yếu tố khiến website bị chậm và khắc phục nhanh chóng để cải thiện tình hình.
90 – 100 là thông số hiển thị tốc độ tải trang tốt của một website cụ thể khi hoạt động.
Từ những phân tích, kết quả về tốc độ hoạt động của website nếu ở mức trung bình trở xuống việc tìm hiểu và xác định chính xác được nguyên nhân để tiến hành giải quyết cần được thực hiện. Những nguyên nhân tác động trực tiếp thông qua kết quả phân tích từ Page Speed Insights khi hiển thị màu đỏ tức là các tiêu chí tác động trực tiếp, cần được khắc phục và xử lý nhanh chóng.
Khi có được thông tin về kết quả tốc độ tải trang của một website cụ thể, trong trường hợp trang web cần thực hiện tối ưu cần chú ý đảm bảo nó cho phép chỉnh sửa các tiêu chuẩn tiêu biểu như hình ảnh, hay xóa css không cần sử dụng tới,… Lúc đó cải thiện được tốc độ của website mới được thực hiện tốt.
Có Favicon + logo cho website
Favicon chính là biểu tượng yêu thích, là hình ảnh nhỏ được hiển thị trên đầu tab trình duyệt. Đây được xem như là một logo đại diện cho một website khi đưa vào hoạt động. Yêu cầu của Favicon cần đảm bảo xuất hiện ở các vị trí là:
- Xuất hiện biểu tượng tại bookmark của trình duyệt khi người dùng tiến hành đánh dấu trang.
- Xuất hiện biểu tượng trong chính lịch sử trình duyệt web.
Favicon có tác dụng, ý nghĩa chính trong việc giúp người dùng có thể phân biệt giữa website này với website khác. Nó giúp việc nhận diện, ghi nhớ về website được thực hiện, có thể coi như tính thương hiệu của một trang web cụ thể. Nó đặc biệt trở nên hữu ích khi tiến hành mua bán, trao đổi.
Hơn nữa, một website có đầy đủ Favicon cũng đảm bảo độ chuyên nghiệp cần thiết. Ngoài ra, đây còn là một yếu tố để đánh giá về độ chuẩn SEO của website khi được hoàn thiện và đưa ra sử dụng. Chính vì thế, nó cần được chú ý hoàn thiện đầy đủ cho trang web khi đưa vào hoạt động.
Trong khi đó, logo chính là hình ảnh đại diện cho một thương hiệu cụ thể. Hiển thị đầy đủ logo trên website, ở một vị trí thích hợp giúp nhận diện và ghi nhớ về thương hiệu được thực hiện tốt. Thông thường, vị trí được lựa chọn trên một trang web là vị trí trên cùng của trang để tạo được ấn tượng.
Favicon và logo của website là hai bản thiết kế hoàn toàn khác biệt, tách biệt nhưng có tính nhất quán, đồng thời có nhiều điểm tương đồng, có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau. Đảm bảo hoàn thiện đầy đủ Favicon và logo cho website để trang web được đánh giá cao, đảm bảo chuẩn SEO khi hoạt động.
Cài đặt AMP
Google có sự ưu tiên cho mobile và AMP với khả năng mang tới trải nghiệm lý tưởng, tuyệt vời hơn cho người dùng trên thiết bị di động. Với việc định hướng người dùng là ưu tiên hàng đầu thì việc có thể hoàn thiện website đạt những tiêu chuẩn cần thiết đó càng giúp nó được đánh giá cao, sở hữu được chất lượng và thứ hạng ấn tượng trên công cụ tìm kiếm. Các doanh nghiệp muốn tiếp thị qua Google thì AMP là yếu tố quan trọng cần quan tâm.
AMP – Accelerated Mobile Pages là dự án được Google đưa ra với mục tiêu chính là giúp tăng tốc độ tải trang trên thiết bị di động các trang AMP đã được xác thực, được lưu trong bộ nhớ AMP cache của Google đầy đủ. Lúc này, việc có thể tải trang nhanh hơn, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng được thực hiện.
Hiện nay, định dạng AMP được hỗ trợ với nhiều nền tảng khác nhau. Một trang web khi được liệt kê trong kết quả tìm kiếm Goolge yêu cầu cần có phiên bản AMP hợp lỵ. Lúc đó, tìm kiếm có thể định hướng tới người dùng, trên thiết bị mobile tốt hơn tới AMP trong bộ nhớ cache. Đây là tiêu chí mà người dùng cần chú ý khi thiết kế web đưa vào sử dụng bởi nó chính là một trong số nhiều tiêu chí được Google đưa ra đánh giá về chất lượng chuẩn SEO.
Kiểm tra website chuẩn SEO hay chưa cần được tìm hiểu, xem xét dựa trên nhiều yếu tố. Với một trang web chuẩn SEO hoạt động giúp việc tiếp cận khách hàng được thực hiện tốt, được đánh giá cao trên công cụ tìm kiếm như công cụ tìm kiếm như Google. Bởi thế, kiểm tra kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện, khắc phục hợp lý để tiếp cận thứ hạng cao trên Google được thực hiện tốt. Thông qua đó, website hoạt động ổn định, hiệu quả với lợi ích lớn mang lại cho doanh nghiệp.
Bài viết khác
- Tại sao Google "Yêu Thích" Website có SSL? - Những lý do bạn không thể bỏ qua
- Tăng doanh thu và bảo mật website hiệu quả với chứng chỉ SSL
- Tại sao Website đẹp nhưng không có khách? | Chia sẻ kinh nghiệm từ BizMaC
- Top 5 Lý Do Nên Chọn Hosting Linux Tại BizMaC | Giải Pháp Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp
- Email Domain là gì? Hướng dẫn nơi mua Email Domain uy tín