Lựa chọn danh mục
Khái niệm về Bounce rate và cách tính toán Bounce Rate trong Google Analytics
10/08/20222,103
Một trong các chỉ số quan trọng trong việc đánh giá và phân tích chất lượng Website mà các doanh nghiệp cần để tâm ngày nay chính là Bounce Rate. Bài viết dưới đây sẽ là những thông tin cần thiết liên quan đến Bounce Rate.
1. Khái niệm về Bounce Rate
Bounce Rate là thuật ngữ dùng trong phân tích hiệu quả lưu lượng truy cập của một trang website nào đó. Bounce Rate đại diện cho tỉ lệ khách truy cập vào trang web và rời khỏi ngay sau đó thay vì xem thêm các trang khác trong website ấy. Bounce Rate được xem như là một chiếc thước đo hiệu quả của một website, khuyến khích người dùng xem các trang khác trong website ấy. Chúng ta có định nghĩa chính xác về Bounce Rate đó là: Bounce Rate là tỉ lệ phần trăm của số lần truy cập trang duy nhất, trong đó chỉ có một Gif request được gửi về cho Google Analytics. Bounce Rate chính vì vậy mà được xem như một thông số để xác định tính hiệu quả của website.
2. Công thức tính toán Bounce Rate trong Google Analytics
2.1. Tỷ lệ Bounce Rate của một website
Bounce Rate trong SEO là chỉ số giúp cho bạn đo lường chất lượng traffic đến website hoặc landing page của bạn. Nếu như Bounce Rate quá cao chứng tỏ rằng trang đó không còn phù hợp với người dùng nữa. Đối với kinh doanh mà nói chứng tỏ rằng đó không phải là khách hàng tiềm năng của bạn.
2.2. Tỉ lệ Bounce Rate của một trang web
Bounce Rate của trang web = tổng lượng thoát (Bounce) trong một khoảng thời gian/ Tổng số lần truy cập (entrance) trong khoảng thời gian đó.
Bounce Rate là số lượng truy cập trang chỉ duy nhất và một truy cập chỉ có duy nhất một Gif request được gửi về cho Google Analytics.
Entrance là tổng số lần truy cập của người dùng vào trong trang của bạn.
3. Các trường hợp lượt truy cập duy nhất không được tính là Bounce Rate
4 trường hợp truy cập duy nhất sau không được tính là Bounce Rate:
3.1. Social Interactions Tracking
Người dùng tới website của bạn, khởi động một sự kiện xã hội nào đó được theo dõi thông qua mã theo dõi mà phân tích sự tương tác với mạng xã hội. Sau đó rời khỏi mà không đến một trang nào khác. Ví dụ rằng người dùng đến website, đọc bài và chia sẻ bài qua nút Share mà không tới trang khác. Google không coi lượt truy cập này là một lần thoát trang. Nguyên nhân mà Google không coi lượt truy cập này là một lần thoát trang vì cũng có 2 Gif request cùng được đề xuất cho cùng một session.
3.2. Event tracking
Chẳng hạn khi người dùng vào một trang web thuộc một website, nhấn nút chạy video rồi rời khỏi website đó từ landing page mà không truy cập thêm một trang nào khác. Nguyên nhân mà Google không coi lần truy cập này là một lần thoát vì có 2 Gif request được đề xuất trong cùng một session.
3.3. Trùng nhiều GATC trên trang web
Nếu trang web chứa nhiều hơn một GATC giống nhau thì có ít nhất 2 Gif request được thực hiện. Vì vậy lượt truy cập trang duy nhất này không được xem như một lần thoát trang.
3.4. Sự kiện được theo dõi tự động thực hiện
Trường hợp này tracked event tự động thực hiện, mỗi lần trang tải thì lượt truy cập không được xem là một lần thoát trang vì có nhiều hơn 1 Gif request.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến Bounce Rate của Website
4.1. Hành vi và mục đích của khách hàng
Nếu như landing page của bạn không cung cấp những thông tin thỏa mãn mục đích tìm kiếm của người dùng, họ sẽ thoát khỏi landing page ngay. Cũng có khi trang có đầy đủ thông tin nhưng bạn không biết thu hút người dùng thì họ cũng có thể thoát ra và truy cập trang khác. Chỉ số Bounce Rate cao thể hiện website thỏa mãn đầy đủ thông tin người dùng cần tìm kiếm, họ không cần click sang trang khác tìm kiếm.
4.2. Loại hình landing page
Người dùng tìm đến trang liên hệ thì họ đang tìm thông tin liên hệ, truy cập sẽ kết thúc nhanh chóng. Bounce Rate của các trang này sẽ cao hơn.
4.3. Loại hình website
Những website khác nhau thì chỉ số Bounce Rate cũng khác nhau. Ví như như trang bạn là blog thì người dùng vào đọc và thoát là bình thường, Bounce Rate sẽ cao.
4.4. Loại hình content
Nếu như bạn cũng cảm thấy cần có thời gian khi đọc nội dung trên landing page thì rất có thể người dùng sẽ bookmark lại và đọc khi có thời gian. Bounce Rate của những trang thế này có thể cao.
4.5. Chất lượng landing page
Nếu như landingpage không hấp dẫn người dùng, nhiều quảng cáo, lộn xộn thì Bounce Rate sẽ cao.
4.6. Chất lượng traffic
Nếu bạn đang thu hút traffic về website mà sai nguồn, tức là traffic từ người dùng không phải là những khách hàng mục tiêu thì tất nhiên kéo theo Bounce Rate sẽ cao.
4.7. Loại hình kinh doanh
Bounce Rate ở mỗi lĩnh vực kinh doanh khác nhau, với một số lĩnh vực thì có Bounce Rate cao là chuyện hết sức bình thường.
4.8. Đối tượng người dùng
Nhóm người dùng mới sẽ thường bỏ trang nhiều hơn người dùng thường xuyên. Bởi vì người dùng không quen thuộc với thương hiệu của bạn.
4.9. Loại hình kênh truyền thông
Kênh truyền thông khác nhau thì sẽ gửi về traffic có Bounce Rate cũng khác nhau. Bounce Rate của traffic từ mạng xã hội cao hơn từ organic search.
4.10. Loại hình thiết bị
Tỉ lệ Bounce Rate giữa các thiết bị có thể khác nhau.
5. Mẹo tối ưu Bounce Rate cho website
- Ngưng tập trung vào những keyword hoặc kênh truyền thông mang lại traffic thấp
- Tạo landing page thỏa mãn mục đích tìm kiếm của người dùng
- Tạo landing page có Call To Action hiển thị nổi bật
- Tạo CTA liên quan đến landing page được dẫn đến
- Viết nội dung dễ hiểu trong thời gian ngắn
- Tạo landing page thu hút và tối ưu page speed
- Dùng virtual pageview hoặc event tracking cho nội dung ở trên nền tảng Ajax/ Flash
- Tạo cho người dùng nhu cầu tìm hiểu thêm
- Dùng Page Level Survey
Bài viết khác
- Tại sao Google "Yêu Thích" Website có SSL? - Những lý do bạn không thể bỏ qua
- Tăng doanh thu và bảo mật website hiệu quả với chứng chỉ SSL
- Tại sao Website đẹp nhưng không có khách? | Chia sẻ kinh nghiệm từ BizMaC
- Top 5 Lý Do Nên Chọn Hosting Linux Tại BizMaC | Giải Pháp Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp
- Email Domain là gì? Hướng dẫn nơi mua Email Domain uy tín