Thiết Kế Website

Thiết kế website tại BizMaC, chúng tôi cam kếtmang đến cho Quý khách sự an tâm tuyệt đốivà hài lòng cao nhất

Thiết Kế Website
Tên Miền & SSL

Đăng ký tên miền ngay từ bây giờ để bảo vệ thương hiệu của bạn. Tên miền kích hoạt ngay an toàn và bảo mật

Tên Miền & SSL
Hosting

Cloud Hosting chất lượng cao.
Nơi lý tưởng cho website của bạn, nhanh, ổn định, nhiều sự lựa chọn

Hosting
Email

Hệ thống Email Server chuyên nghiệp, dung lượng lớn, tốc độ cao giúp doanh nghiệp an tâm giao dịch với khách hàng

Email
VPS Cloud

VPS Cloud với quyền truy cập root, bộ lưu trữ SSD/NVMe, Plesk License và có thể mở rộng với mọi phiên bản

VPS Cloud
Servers

Máy chủ riêng (Dedicated Servers), thanh toán theo tháng.
Data Center Tier 3 - Viettel, VDC
Network 1Gbps - Bandwith Unlimited

Servers

Sự khác biệt giữa Chứng chỉ SSL trả phí và SSL miễn phí

05/11/2021999
Có đa dạng sự lựa chọn trong quá trình tìm kiếm một dịch vụ SSL cho website của mình, sẽ có doanh nghiệp lựa chọn tiết kiệm chi phí cho Chúng chỉ SSL miễn phí nhưng lại có một số không ngại chi tiền cho các SSL trả phí. Vậy sự khác biệt giữa hai hình thức SSL này là gì?

Có thể nói website như ngôi nhà của chính doanh nghiệp trên thế giới ảo và một website không được bảo mật cũng giống như một ngôi nhà không khóa cửa, điều này chắc hẳn sẽ khiến bạn mất đi những thứ vô cùng giá trị. Với một "mảnh đất online" ngày càng phát triển, khó có thể phủ nhận tầm quan trọng của Chứng chỉ SSL đối với một trang web, bởi chúng không chỉ giúp bảo vệ được thông tin của doanh nghiệp mà kể cả khách hàng, giúp tăng mức độ chuyên nghiệp trong mắt người dùng. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều loại hình dịch vụ cung cấp Chứng chỉ SSL bao gồm cả miễn phí và trả phí, vậy đâu là sự khác biệt của chúng, đâu là hình thức SSL thực sự dành cho website của bạn?

Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được sự khác biệt giữa Chứng chỉ SSL miễn phí và SSL trả phí trong quá trình lựa chọn.

Chứng chỉ SSL miễn phí có bảo mật tốt không?

Về khả năng bảo mật, chứng chỉ SSL miễn phí của Let’s Encrypt hoàn toàn giống với các loại chứng chỉ SSL trả phí khác hỗ trợ thuật toán mã hóa công khai RSA với độ dài khóa tối thiểu 2048 bit. Hơn nữa, Let’s Encrypt được ra đời nhằm giúp mọi website trên toàn thế giới trở nên an toàn và bảo mật hơn, với sự hỗ trợ từ các thương hiệu lớn như Cisco, Google, Mozilla, Facebook,…nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng.

Chứng chỉ SSL trả phí và SSL miễn phí khác nhau thế nào?

Mọi thứ đều có cái giá của nó, và chứng chỉ SSL cũng vậy. Với các chứng chỉ SSL trả phí, thì chứng chỉ của bạn sẽ uy tín hơn do được chứng thực bởi các tổ chức uy tín như Sectigo, GoGetSSL, GeoTrust, Symantec,…tùy vào chứng chỉ của nhà cung cấp nào. Trong khi đó, chứng chỉ SSL miễn phí được chứng thực bởi Let’s Encrypt thuộc tổ chức Internet Security Research Group (ISRG).

Và ở chứng chỉ SSL trả phí, bạn có thể chứng thực một lần lên đến 2 năm hoặc lâu hơn tùy theo loại chứng chỉ, trong khi chứng chỉ SSL miễn phí sẽ có thời hạn là 3 tháng. Điều đó có nghĩa là với chứng chỉ SSL trả phí, bạn chỉ cần chứng thực một lần và sử dụng chứng chỉ đó lên đến 2 năm mới phải gia hạn, còn chứng chỉ miễn phí 3 tháng sẽ phải gia hạn lại một lần.

Nếu bạn có nhiều người truy cập sử dụng các thiết bị và trình duyệt phiên bản cũ, chứng chỉ SSL miễn phí sẽ không thể hoạt động được, bạn có thể xem danh sách các thiết bị/ ứng dụng và phiên bản mà Let’s Encrypt đang hỗ trợ tại đây. Với các chứng chỉ SSL trả phí, nó hầu như hỗ trợ hết các thiết bị và ứng dụng từ phiên bản cũ đến phiên bản mới.

Một lý do khác để chọn SSL trả phí đó là mỗi loại chứng chỉ sẽ có một khoản tiền gọi được xem như là “bảo hiểm” khi sử dụng SSL và được trả bởi tổ chức chứng thực của chứng chỉ đó. Nghĩa là khi bạn chọn mua chứng chỉ SSL, nếu website bạn có vấn đề lỗi SSL gây mất tiền của khách hàng trên website thì tổ chức đó sẽ trả khoản phí bảo hiểm cho khách hàng bị mất tiên của bạn.

Và cuối cùng, chứng chỉ SSL trả phí sẽ hỗ trợ nhiều cấp độ chứng thực khác nhau giúp chứng chỉ càng uy tín hơn bao gồm Chứng thực cấp độ doanh nghiệp (OV – Organization Validated), Chứng thực cấp độ mở rộng (Extended Validation) và các chứng chỉ này chỉ được cấp cho công ty/ tổ chức đang hoạt động nên nếu website sử dụng loại chứng chỉ này sẽ có độ uy tín cực kỳ cao. Vì trong một số trường hợp như website thương mại điện tử, chứng chỉ loại OV và EV là điều bắt buộc nên chỉ có thể sử dụng dịch vụ SSL trả phí mới có được.

Vậy khi nào nên sử dụng Chứng chỉ SSL trả phí?

Với các website thông thường, bạn có thể sử dụng chứng chỉ SSL miễn phí để tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên nếu bạn sử dụng website thương mại điện tử hoặc website doanh nghiệp, sẽ tốt hơn nếu bạn sử dụng các loại chứng chỉ SSL trả phí, hoặc sử dụng các loại chứng chỉ có cấp độ xác thực cao hơn như OV, EV để tăng cường uy tín.

Bài viết khác
We’re here 24 / 7